Ra quân Chiến dịch 'Tình nguyện mùa đông' và 'Xuân tình nguyện'
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển…CSGT tăng xử phạt dừng, đậu xe sai ở TP.HCM: Những nơi tuyệt đối cấm tài xế dừng đỗ
Giải chạy diễn ra đúng dịp Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (từ ngày 12 đến 18.8.2023). Ngoài việc ngắm cảnh sắc xứ Nghệ chuyển động theo từng bước chân từ lúc tờ mờ sáng tới khoảnh khắc bình minh ven sông Lam, các VĐV còn có cơ hội được nghe hai lối dân ca đặc trưng của người Nghệ Tĩnh là hát Ví, hát Giặm trong buổi biểu diễn tổng kết Festival tối 18.8.
Messi bất ngờ thay đổi triết lý vì lý do gì?
Ngày 11.2, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa cạn 2025.Kế hoạch nhằm sẵn sàng các kịch bản ứng phó nguy cơ về nguồn nước, tăng cường phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể các đơn vị; kịp thời thông tin, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.Trong đó, các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) có nguy cơ ảnh hưởng cấp nước cho TP.Đà Nẵng để phát hiện các bất thường về lưu lượng, mực nước. Đồng thời, theo dõi các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong vận hành hồ chứa. Tất cả nhằm đảm bảo cấp nước cho TP.Đà Nẵng đến cuối mùa cạn và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn tại Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000 mg/lít (nhiễm mặn không thể khai thác), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có thẩm quyền điều hành vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của hồ A Vương, sông Bung 4 - 4A - 5 - 6, Đắk Mi 4, sông Côn 2 bậc 1, đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn, cho đến khi độ mặn thấp hơn 700 mg/lít trong 12 giờ liên tục.TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế và cao trình phù hợp để ngăn mặn khi cần thiết.Nếu tất cả phương án không đảm bảo cấp nước, TP.Đà Nẵng sẽ đắp đập tạm trên sông Cẩm Lệ để ngăn mặn.TP.Đà Nẵng cũng phối hợp tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch hoạt động của Ban điều phối quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ 2 tỉnh, thành trong năm 2025, nhằm kiến nghị Trung ương về các giải pháp ứng phó diễn biến bất thường. Nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở rộng từ tháng 4 đến tháng 6, có thể các hồ thủy điện trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn được huy động phát điện, gây nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn gia tăng trên sông Cầu Đỏ.Trong khi chờ Bộ NN-PTNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch, Bàu Nít, Thanh Quýt, Hà Thanh, UBND TP.Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT có giải pháp khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ, thất thoát nước.
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Vợ chồng Việt khởi nghiệp đạp xe bán xôi chè, nay có 4 quán ăn ở Nhật
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền clip một tài xế ô tô cầm gậy sắt lao đến đánh người đi xe máy. Vụ việc xảy ra khoảng 9 giờ, ngày 30.12, trên đường Phạm Văn Đồng (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM).Vào thời điểm trên, anh T.H.T (26 tuổi, ở Bình Dương) đi cùng bạn từ Bình Dương lên TP.HCM. Lúc này, bạn anh T. cầm lái, anh T. ngồi phía sau. Khi đang di chuyển trên quốc lộ 1K, đoạn giao giữa TP.Dĩ An (Bình Dương) và TP.Thủ Đức thì một ô tô chạy cùng chiều bóp còi inh ỏi.Bức xúc việc tài xế ô tô bóp còi, anh T. dùng điện thoại quay clip. Khi đến gần giao lộ Phạm Văn Đồng - Tô Ngọc Vân (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức), tài xế ô tô đuổi theo và yêu cầu anh T. dừng lại. Cả 2 lời qua tiếng lại rồi xảy ra cãi vã, nam tài xế ô tô xuống xe, cầm gậy sắt lao vào đánh 2 cái vào đầu anh T."May mắn tôi đội mũ bảo hiểm nên không bị thương. Hành vi của tài xế khiến tôi hoảng sợ", anh T. chia sẻ.Ngay sau đó, anh T. đã trình báo vụ việc tài xế ô tô cầm gậy sắt đánh người đến cơ quan chức năng. Cùng ngày, Công an P.Linh Tây đã đưa nam tài xế về trụ sở để làm rõ. Lực lượng chức năng TP.Thủ Đức đang tiếp tục xác minh, xử lý vụ việc.